Bí quyết đạt điểm tuyệt đối khi phỏng vấn qua điện thoại

Nguyên tắc ở đoạn kết này vẫn là phải gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng cho dù bạn cảm thấy trước đó bạn đã trả lời rất ngớ ngẩn. Không có lý do nào biện minh cho câu “tạm biệt”

Gây ấn tượng bằng giọng nói

Điều quan trọng nhất bạn cần phải nắm trong trường hợp này là: Nếu như trong cuộc phỏng vấn trực tiếp, mặt đối mặt, nếu như bạn không “lợi khẩu”, bạn hoàn toàn có thể tận dụng ưu thế ngôn ngữ cơ thể (tay, ánh mắt, cử chỉ…) để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nhưng trong những cuộc , vũ khí duy nhất mà bạn có chỉ là giọng nói. Làm sao để sử dụng thứ vũ khí này hiệu quả nhất, đó là bước đầu tiên đưa bạn đến buổi phỏng vấn trực tiếp sau đó.

Bạn phải chắc rằng mình sử dụng tốt ngôn ngữ và chuẩn bị tốt tâm trạng trong quá trình phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn, cách nói, cách sử dụng ngôn từ của bạn phải thật chuyên nghiệp, vừa đủ gây ấn tượng và không làm cho nhà tuyển dụng thấy được sự hồi hộp của mình. Nếu bạn làm được tốt điều này, cuộc phỏng vấn từ sự gượng ép, mang tính công việc nhiều hơn sẽ trở nên cởi mở hơn rất nhiều và nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy có hứng thú hơn khi trò chuyện với bạn. Điều này sẽ rất có lợi cho bạn.

Trong trường hợp bạn cảm thấy thực sự căng thẳng, tay mướt mồ hôi vì hồi hộp thì cũng chớ quá quan tâm tới nó, hãy phớt lờ mọi thứ và tập trung vào một nội dung duy nhất: trò chuyện với nhà tuyển dụng.

Biết dùng “kế hoãn binh” trước những câu hỏi khó

Bây giờ là lúc bạn gặp câu hỏi khó. Bạn cảm thấy thực sự bế tắc, không biết trả lời thế nào. Lúc này là lúc bạn tận dụng ưu thế của phỏng vấn qua điện thoại: nhà tuyển dụng sẽ không thể quan sát được thái độ, sự lúng túng, bối rối của bạn trước câu hỏi khó đó. Vì thế hãy thật bình tĩnh. Đương nhiên, sự căng thẳng đôi khi cũng có thể bộc lộ qua điện thoại, nhưng không phải ai cũng cảm nhận được điều đó.

Bí quyết là ở đây: Nếu như bạn nhận được câu hỏi khó hoặc đơn giản là bạn không có ngay câu trả lời, hãy khéo léo trả lời theo kiểu: “Câu hỏi thật thú vị, tôi hiểu điều ông bà muốn nói. Nhưng tôi nghĩ trong hoàn cảnh của chúng ta ngày hôm nay, tôi thực sự không nghĩ ông bà muốn nói cụ thể về điều gì?”. Trong trường hợp này, thông thường nhà tuyển dụng sẽ đưa ra cho bạn một gợi ý nào đó, và dựa vào đó bạn sẽ biết được chính xác ông ta (hoặc bà ta) muốn nghe gì ở bạn. Lúc này, phụ thuộc vào câu hỏi là gì, bạn có thể trau chuốt câu trả lời của bạn.

Tất nhiên bạn tuyệt đối không nên sử dụng những từ kiểu như “uh, um, hmm… ” trong cả 5 phút phỏng vấn, trò chuyện với nhà tuyển dụng. Đó thực sự là những từ rất nghèo nàn ý nghĩa.

Đừng kết thúc phỏng vấn như thể một kẻ bại trận

Cuộc phỏng vấn đã cơ bản hoàn thành. Nhưng cũng như lúc bắt đầu phỏng vấn, bạn cần phải gây ấn tượng lần nữa với nhà tuyển dụng để chắc chắn về một “con điểm” tuyệt đối hay chí ít là một cánh cửa rộng đưa bạn đến cuộc phỏng vấn trực tiếp hay công việc bạn mong muốn.

Hãy nói với nhà tuyển dụng, bạn cảm thấy rất thú vị khi được trò chuyện với ông ta (bà ta). Hãy thảo luận với họ đôi chút về những bước tiếp theo. Sau đó hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự mong muốn trở thành thành viên trong công ty của họ và sẽ giữ liên lạc.

Nguyên tắc ở đoạn kết này vẫn là phải gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng cho dù bạn cảm thấy trước đó bạn đã trả lời rất ngớ ngẩn. Không có lý do nào biện minh cho câu “tạm biệt” kiểu bại trận của bạn cả. Hãy tự tin vào khả năng của mình và hãy bày tỏ niềm vui mừng thành thực với buổi trò chuyện trao đổi với nhà tuyển dụng. Ai mà biết được, biết đâu, vì sự ấn tương trong những giây phút cuối này, nhà tuyển dụng lại bỏ qua cho bạn những lỗi ngớ ngẩn trước đó và mở cho bạn một cánh cửa rộng khác thì sao?

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *