Những câu hỏi có thể “bẻ” lại nhà tuyển dụng
Việc bạn tham gia vào một tổ chức nào đó, chính trị hay tôn giáo,… cũng không phải là việc của nhà tuyển dụng,
Bạn bao nhiêu tuổi?
Có nghĩa là nhà tuyển dụng không thích nếu bạn quá già? Theo họ, những người già thường bảo thủ, không khuyến khích sáng tạo… Nhưng dù họ hỏi với lý do gì thì đây cũng là một câu hỏi phạm “luật” vì nó tạo ra sự phân biệt đối xử.
Bạn sinh ra ở đâu?
Tỉnh lẻ, hay thành phố, có gì quan trọng ở đây nhỉ? Quan trọng hơn là bạn cống hiến bao nhiêu cho công việc. Nếu bạn trả lời câu hỏi này, các nhà tuyển dụng có thể ngay lập tức đánh giá bạn dựa trên những quan điểm trước đó họ nghĩ về vùng đất mà bạn sinh ra và lớn lên. Như thế thì việc tuyển dụng không “fair” nữa rồi.
Bạn đã kết hôn chưa?
Có khá nhiều nhà tuyển dụng tin rằng tình trạng hôn nhân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách bạn làm việc cho công ty. Một số cho rằng những người độc thân không đáng tin cậy và có trách nhiệm bằng những người đã có gia đình. Vậy là họ chưa tuyển đã lo bạn không làm được? Cách hỏi này chứng tỏ nhà tuyển dụng rất thiếu chuyên nghiệp.
Bạn có khuyết tật nào không?
Chi phí chăm sóc sức khỏe và tiền bảo hiểm luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp. Họ không hề muốn những khuyết tật của nhân viên sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Hãy nhớ phỏng vấn xin việc không giống với việc bạn điền vào bản câu hỏi xin trợ cấp sức khỏe yếu. Vì vậy, tội gì không thoái thác trả lời.
Bạn có uống rượu bia không?
Rượu bia không phải là thứ có thể đem ra bàn luận khi phỏng vấn xin việc. Lẽ nào nhà tuyển dụng có quyền đánh giá phẩm chất của một nhân viên tiềm năng dựa vào việc anh ta có uống rượu bia hay không? Nếu đây là câu hỏi vui, hàm ý: “Chú và tôi sẽ là một cặp bạn bia sau này đấy”, thì bạn nên hùa vào hưởng ứng.
Bạn có tham gia vào tổ chức nào không?
Việc bạn tham gia vào một tổ chức nào đó, chính trị hay tôn giáo,… cũng không phải là việc của nhà tuyển dụng, trừ phi những tổ chức đó mâu thuẫn với lợi ích của công ty. Để làm câu hỏi này trở nên hợp pháp, công ty có thể đề nghị các ứng viên nói rõ trách nhiệm của họ và những vấn đề họ có thể gặp phải khi tham gia tổ chức ấy.
Vậy bạn sẽ giải quyết thế nào với những câu hỏi này?
Bạn có thể hỏi lại một cách lịch sự để người phỏng vấn thay đổi cách hỏi. Hoặc có thể phân tích câu hỏi để biết nhà tuyển dụng thực sự muốn biết gì ở bạn rồi trả lời (“Tôi hoàn toàn đủ sức khỏe để làm công việc này” hay “Tôi sống ở đây vài năm rồi. Tôi đã quen với cuộc sống nơi đây”…).
Leave a Reply