Những quyết định của sếp khiến nhân viên hạnh phúc hơn

Văn hóa doanh nghiệp có tính tương trợ và công bằng. Các nhân viên hạnh phúc thích một nơi làm việc có những quy tắc và kỳ vọng rõ ràng. Nếu bạn cho phép nhân viên treo các


Tất nhiên bạn không muốn các nhân viên của mình đau khổ, nhưng liệu bạn có nên biến việc làm cho nhân viên hạnh phúc trở thành một ưu tiên của công ty không? Có. Theo một nghiên cứu do Teresa M. Amabile -giáo sư ngành quản lý kinh doanh của trường Harvard và một nhà nghiên cứu độc lập Steven J. Kramer thực hiện năm 2010 thì không chỉ tạo ra một môi trường làm việc dễ chịu hơn và giảm luân chuyển, các nhân viên hạnh phúc sẽ làm việc hiệu quả hơn và hợp tác tốt hơn.

Vào những ngày vui vẻ nhất của nhân viên, họ sẽ đạt được nhiều tiến bộ trong công việc(76%) và trở nên hợp tác hơn (53%). Những con số này lần lượt tăng mạnh từ 25-43% so với những ngày các nhân viên cảm thấy không hạnh phúc.

Vậy điều gì khiến nhân viên hạnh phúc? Jill Geisler đã nghiên cứu điều này và đề cập trong cuốn sách có tựa đề là Work Happy: What Great Bosses Know (Nhà xuất bản Center Street ấn hành năm 2012) của bà. Geisler vốn là thành viên cao cấp về lãnh đạo và quản lý tại Học viện Poynter Institute, và khoa báo chí phi lợi nhận có trụ sở tại thành phố St. Petersburg, Fla cho rằng các nhân viên hạnh phúc có một số đặc điểm chung.

Hãy cày xới những bí quyết khiến các nhân viên hạnh phúc để gặt hái những phần thưởng quý giá cho công ty bạn.

1. Một người hướng dẫn tận tâm. Geisler cho rằng những nhân viên hạnh phúc sẽ cảm thấy như những người hướng dẫn này “cùng phe với họ” và có suy nghĩ rằng sếp biết điểm mạnh, yếu, hi vọng và ước mơ của họ. Điều này cần phải thực hiện thông qua những cuộc đối thoại trực tiếp chứ không chỉ qua email”.

“Các vị sếp giỏi sẽ có đơn thuốc để vực dậy sức khỏe tại nơi làm việc cho mỗi cá nhân và các đội nhóm”. Điều đó có nghĩa là hiểu rõ mỗi nhân viên sẽ làm việc tốt nhất ở lĩnh vực nào, chìa khóa của những cánh cửa còn đóng kín của họ nằm ở đâu và nhiệm vụ nào họ sẽ hoàn thành một cách vượt trội. Các nhân viên hạnh phúc tin rằng sếp lắng nghe họ và thực sự nghiêm túc tiếp nhận thông tin của họ.

2. Những lời khen và phản hồi chân thành và cụ thể. Theo Geisler, bạn phải biết cách đưa ra ý kiến phản hồi cho từng cá nhân. Khi bạn đưa ra lời khen, hãy nói cụ thể đối tượng của lời khen đó. Ví dụ, “Tôi thích cách bạn đặt các dấu gạch đầu dòng ở phần trước trong bản báo cáo này. Rất thông minh. Sao bạn lại có thể làm được như vậy nhỉ?” cách nói cụ thể như vậy sẽ mời gọi khả năng sáng tạo của cá nhân hơn là cách nói: “Đặt các dấu gạch đầu dòng ở phần trước trong báo cáo thế này rất thông minh. Tôi muốn mọi việc từ nay về sau cũng phải được làm như vậy”, cách nói này nghe rất áp đặt và nhân viên không cảm nhận được là mình vừa tạo ra được một việc tích cực và sáng tạo.

3. Văn hóa doanh nghiệp có tính tương trợ và công bằng. Các nhân viên hạnh phúc thích một nơi làm việc có những quy tắc và kỳ vọng rõ ràng. Nếu bạn cho phép nhân viên treo cácbức hình của gia đình họ trong phòng làm việc nhưng lại không cho phép người trợ lý về sớm để dự trận đấu bóng chày của con trai thì bạn đang tạo ra một các giá trị không nhất quán tại nơi làm việc.

Để hiểu rõ nhân viên có cảm nhận thế nào khi làm việc với mình, bạn hãy đến tận nơi làm việc của họ. Theo Geilser, bạn hãy “tới đó và trò chuyện với các nhân viên. Hỏi họ xem họ thấy làm việc ở đây thế nào”. Hãy chú ý tới ngôn ngữ cơ thể của họ, độ cao của giọng nói và giao tiếp mắt khi họ trả lời. Những phản hồi nhiệt tình và thẳng thắn trực diện chính là dầu hiệu cho thất bạn đang nhận được những câu trả lời thẳng thắn. Những câu trả lời nhát gừng, mờ nhạt và ngôn ngữ cơ thể không thoải mái sẽ cho thấy bạn đang có vấn đề.

Geilser nói thêm, tuyển dụng tốt cũng tạo ra sự công bằng. Hãy tìm kiếm những người có bản chất tích cực, ham làm việc để đưa vào đội ngũ của mình. Khi những nhân viên có vấn đề gây ra rắc rối, hãy xử lý nhanh chóng nếu không bạn sẽ khiến các nhân viên khác mệt mỏi vì họ phải thỏa hiệp với một moi trường làm việc dung dưỡng thói xấu và mất công bằng. Cuộc sống quá ngắn ngủi nên ta không thể làm việc với những phiền toái được.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *