Quảng cáo trên ngực phụ nữ – Ý tưởng táo bạo nhưng sáng tạo?
Còn trên website của mình, Titisign viết: “Hãy từ bỏ sự nhàm chán, tẻ nhạt và gửi đi những thông điệp trên ngực người đẹp Nga
“Mình đánh giá đây là một startup quá hay ho và sáng tạo. Cách mà họ phản ứng với dư luận cũng rất khôn khéo khi bị cho rằng đây là hành động phân biệt đối xử và lạm dụng phụ nữ…”
Một nhóm doanh nhân người Nga kêu gọi các doanh nghiệp hãy từ bỏ sự nhàm chán để đến với dịch vụ quảng cáo trên ngực người đẹp. Dịch vụ này đã được chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh Burger King chớp cơ hội tức thì.
Mới đây, Tittygram, một doanh nghiệp của Nga vừa khai trương tại thành phố Ulyanovsk với dịch vụ quảng cáo trên ngực phụ nữ.
Ngay trong ngày ra mắt, Tittygram đã ký hợp đồng với hàng chục doanh nghiệp. Mức phí cho một quảng cáo tối đa 35 ký tự tầm khoảng 7-10USD. Trong vòng 1 tiếng sau khi khách gửi yêu cầu quảng cáo, họ sẽ nhận được ảnh chụp người mẫu với thông điệp trên ngực.
Burger King không ngại quảng cáo trên đôi gò bồng đảo phụ nữ. – Ảnh: Buzzfeed.
Giá cho một người mẫu cho thuê ngực trong một ngày là 88USD. Tất nhiên, các cô gái sẽ không bị lộ mặt mà chỉ phô bày cặp tuyết lê cùng thông điệp quảng cáo.
Mới đây, ông lớn Burger King, chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh lớn hàng đầu cũng sử dụng dịch vụ này và hình ảnh được đăng tải trên trang Vk.com (một mạng xã hội ở Nga). Thông điệp được in trên ngực phụ nữ với dòng chữ “I love Burger King” (Tôi yêu Burger King).
Vladimir Gritsenko, CEO Tittygram cho biết, công ty sẽ trích 2% lợi nhuận cho nghiên cứu ung thư vú.
Sự ra đời của startup này gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Một số người cho rằng ý tưởng quảng cáo này rất thông minh, sáng tạo, số khác lại nói việc này gây ra sự phân biệt đối xử về giới tính.
Trong giới marketing, phần lớn các ý kiến bày tỏ sự khen ngợi đối với dịch vụ này. Tuy nhiên, việc áp dụng ở Việt Nam không phải điều dễ dàng gì vì liên quan đến rào cản về văn hóa.
Mẫu đăng ký quảng cáo trên Tittygram
Anh Tuấn Nguyễn – Giám đốc Khối Thương mại Điện tử của VC Corp hào hứng: “Mình đánh giá đây là một startup quá hay ho và sáng tạo. Cách mà họ phản ứng với dư luận cũng rất khôn khéo khi bị cho rằng đây là hành động phân biệt đối xử và lạm dụng phụ nữ, thì ngay lập tức họ cam kết trích 2% lợi nhuận để góp vào quỹ phòng chống ung thư vú. Có anh em nào viết tặng tớ câu “I love Tuan Nguyen” không? Thử xem nào: https://tittygram.com”. Anh Tuấn nêu quan điểm và đưa đường link để mọi người cùng trải nghiệm.
Lập tức, chị Đặng Thanh Vân – CEO Thanhs Branding đã test thử theo yêu cầu của “khổ chủ” qua sản phẩm online. Chị Vân cho biết, chỉ sau 1 giây thanh toán, chị đã nhận được 2 mail xác nhận đơn hàng và 5 giây sau nhận tiếp 1 mail thông báo đơn hàng đang được thực hiện. Điều này thể hiện rõ sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp startup ở xứ sở bạch dương này.
Bên cạnh đó, phần lớn dân marketing lo ngại ý tưởng này khó triển khai ở Việt Nam. Bạn Hùng Vỹ Phạm cho biết: “Ở Việt Nam chắc không thiếu ý tưởng khởi nghiệp kiểu này nhưng sẽ bị “vùi dập” là phi thuần phong mỹ tục và abc đủ loại. Nên chúng ta nghèo cũng dễ hiểu”. Bạn Lê Duy Thi nói: “Cách làm hay. 2% trích quỹ phòng ung thư. Việt Nam vẫn có thể làm được nhưng đặt trụ sở không ở Việt Nam”.
Đồng quan điểm, bạn Phạm Ngọc Nam tiếc nuối: “Việc chụp ảnh và khoe ngực này không hợp với văn hóa, mỹ tục Việt Nam. Ý rất hay mà em rất tiếc”. Bạn Toan Nguyen chia sẻ: “Em lo ngại làm ở Việt Nam bị biến tướng thì sẽ thành rào cản, ngoài ra còn khó khăn khác là thuyết phục được người có nhu cầu mới là vấn đề lớn. Không phải sản phẩm, dịch vụ nào cũng thích hình thức này”.
Tittygram cũng không phải công ty duy nhất cung cấp dịch vụ quảng cáo trên ngực phụ nữ. Gần đây, TiTiSign.com cũng ra mắt dịch vụ này ở Novosibirsk (Siberia). Alexei Gavrilov, đồng sáng lập TiTiSign cho biết, không chỉ có ngực mà các phần khác trên cơ thể cũng được áp dụng, miễn là không bị cho là thiếu đứng đắn, không vi phạm luật pháp và gây tranh cãi trong công chúng.
Giám đốc điều hành của Tittygram, Vladimir Gritsenko, tiết lộ công ty sẽ trích ra 2% lợi nhuận cho nghiên cứu ung thư vú. Các cô gái trên 21 tuổi có thể nộp đơn xin làm người mẫu bằng cách gửi ảnh ngực của họ.
Mức phí cho mỗi quảng cáo tối đa 35 ký tự từ 7 USD đến 10 USD. – Ảnh: Daily News.
Còn trên website của mình, Titisign viết: “Hãy từ bỏ sự nhàm chán, tẻ nhạt và gửi đi những thông điệp trên ngực người đẹp Nga. Bạn bè của bạn sẽ phải trầm trồ khen ngợi. Hãy quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn. Hãy gửi đi những món quà khó quên”.
Phía Titisign cũng tiết lộ, đã có rất nhiều thông điệp phong phú và không kém phần ý nghĩa như lời tạm biệt, lời chúc hạnh phúc trăm năm, lời nhắn đến người thương “đừng trêu đùa với trái tim”,… thực sự gây xúc động.
Titisign tuyển những cô gái làm người mẫu quảng cáo trên ngực từ độ tuổi 21 trở lên. Có người là người mẫu chuyên nghiệp, một số người họ tìm được trên mạng xã hội, một số tự tìm đến họ. Tuy nhiên, đại diện Titisign khẳng định tất cả những người mẫu đến với họ đều chuyên nghiệp và họ đều hứng thú và yêu thích dự án của Titisign.
Leave a Reply